Tài sản đảm bảo là một thuật ngữ thường được sử dụng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào định nghĩa. Điều kiện tài sản đảm bảo được xác định như thế nào?Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây nhé.
1. Tài sản đảm bảo là gì?
Để biết các điều kiện tài sản đảm bảo trước hết cần biết định nghĩa tài sản đảm bảo là gì? Tuy nhiên, hiện nay, trong các văn bản pháp luật không có định nghĩa cụ thể về loại tài sản này.
Tài sản đảm bảo là một loại tài sản dùng để thực hiện, đảm bảo thực hiện nghĩa vụ nào đó. Hiện có các biện pháp bảo đảm gồm: Cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, bảo lãnh, tín chấp và cầm giữ tài sản.
Do đó, hiểu một cách đơn giản, tài sản đảm bảo là loại tài sản mà cá nhân, tổ chức dùng để đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đã giao kết trong một số biện pháp giao dịch bảo đảm ở trên.
Mặc dù không định nghĩa tài sản đảm bảo là gì nhưng Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP Quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có quy định các loại tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ gồm có:
– Tài sản hiện có hoặc hình thành trong tương lai trừ trường hợp bị cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển giao quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm như tài sản đang thế chấp tại ngân hàng thì các bên không được thực hiện mua bán, tặng cho nếu chưa thực hiện đầy đủ quyền, nghãi vụ của các bên với ngân hàng trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Tài sản được bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu. Nghĩa là, các bên thực hiện mua bán tài sản nhưng vẫn giữ lại quyền sở hữu của bên bán cho đến khi bên mua thực hiện xong nghĩa vụ của mình
– Tài sản là đối tượng của nghĩa vụ phải thực hiện mà bị vi phạm với biện pháp cầm giữ trong hợp đồng song vụ.
– Tài sản thuộc sở hữu toàn dân như tài nguyên nước, tài nguyên thiên nhiên…
2. Điều kiện để trở thành tài sản đảm bảo?
Điều kiện tài sản bảo đảm được quy định chi tiết tại Điều 295 Bộ luật Dân sự năm 2015. Cụ thể:
– Tài sản bảo đảm phải thuộc sở hữu của bên bảo đảm trừ trường hợp tài sản được bảo đảm bằng biện pháp cầm giữ hoặc bảo lưu quyền sở hữu.
– Tài sản đảm bảo có thể được mô tả chung nhưng phải xác định được. Việc mô tả tài sản đảm bảo được quy định tại Điều 9 Nghị định 21/2021/NĐ-CP Quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ do các bên thỏa thuận nhưng nếu là bất động sản hoặc động sản phải đăng ký thì thông tin trong bản mô tả phải phù hợp với thông tin trên Sổ đỏ.
Trường hợp tài sản là quyền tài sản thì bản mô tả thông tin tài sản đảm bảo phải thể hiện được tên, căn cứ phát sinh của quyền tài sản đó.
– Tài sản đảm bảo có thể là tài sản hiện có hoặc hình thành trong tương lai. Trong đó:
• Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và các bên đã xác lập được quyền sở hữu, quyền khác với tài sản đó trước hoặc tại thời điểm các bên thực hiện nghĩa vụ bảo đảm.
• Tài sản hình thành trong tương lai là loại tài sản chưa được hình thành hoặc đã hình thành như chưa được xác lập quyền sở hữu tại thời điểm thực hiện bảo đảm mà quyền sở hữu được xác lập sau khi đã thực hiện bảo đảm
– Tài sản đảm bảo đó có thể có giá trị lớn hơn hoặc bằng hoặc nhỏ hơn giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm.
3. Các loại tài sản được sử dụng như tài sản đảm bảo.
3.1 Tài sản cố định.
Tài sản cố định là tài sản mà không thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt như nhà, đất đai, nhà xưởng, máy móc, thiết bị sản xuất hoặc là vật, giấy tờ có giá và quyền tài sản tài sản đảm bảo là vật như phương tiện giao thông, kim quý đá quý, máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa. Tài sản cố định thường được đánh giá theo giá trị trường hoặc giá trị thực tế của chúng.
3.2. Tài sản lưu động
Tài sản lưu động là tài sản có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt như tiền gửi, chứng khoán, hợp đồng kinh doanh…Tuy nhiên, tài sản lưu động thường có giá trị thấp hơn so với tài sản cố định.
3.3 Quyền tài sản
Tài sản thế chấp là quyền tài sản như quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền được nhận bảo hiểm, góp vốn kinh doanh, quyền khai thác tài quyên, lợi tức và các quyền phát sinh từ tài sản cầm cố và quyền tài sản khác.
Bạn cần tư vấn về vấn đề gì?