Theo chỉ đạo của UBND TP.HCM, những doanh nhiệp không đáp ứng được quy định vừa sản xuất vủa cho cách ly cho công nhân theo phương châm làm tại chổ, ăn tại chổ, nghỉ tại chổ và “một cung đường hai địa điểm” thì phải dừng hoạt động từ ngày 15-7.
Trước yêu cầu này, nhiều công ty ở TP. HCM đã gấp rút chuẩn bị chỗ ăn ở cho công nhân. Tuy nhiên, nhiều đơn vị xoay xở không kịp chấp nhận đóng cửa nhà máy hoặc thu hẹp quy mô hoạt động.
Nhiều công ty đã chuẩn bị kịp thời để tiếp tục sản xuất. Ông Trương Tiến Dũng – Tổng giám đốc Công ty CP kinh doanh thủy hải sản Sài Gòn, kể từ ngày 14/7, ban lãnh đạo công ty đã gấp rút chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện tiêu chí “ba tại chổ”. Ông là người đầu tiên xách valy vào nhà máy ở vì khi có ông mọi người yên tâm hơn. Công ty đã tiến hành làm vệ sinh khu hội trường, khu tiếp khách, văn phòng chưa sử dụng… để làm chỗ ở cho khoảng 200 người lao động. Đăc biệt công ty miễn phí toàn bộ tiền ăn cho người lao động làm việc tại nhà mấy trong thời gian họ ở lại sản xuất tại công ty để động viên tinh thần cho người lao động yên tâm làm việc.
Tuy nhiên, thực tế đã có rất nhiều công ty đã không đáp ứng được tiêu chí “ba tại chổ” và “một cung đường hai địa điểm”… Nên đành đóng cửa hoặc thu hẹp quy mô hoạt động đến mức tối thiểu. Ông Võ Văn Hùng, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Hansae Việt Nam, cho biết đơn hàng hiện đảm bảo cho hơn 8.000 công nhân của công ty làm việc ổn định. Đối với những công ty có số lượng công nhân thấp thì dễ dàng chuẩn bị kịp thời để thực hiện theo chỉ thị. Đặc biệt với quy mô sản xuất và số lao động hiện tại công ty khó đáp ứng hai phương án trên. Về diện tích nhà máy chỉ đáp ứng cho dưới 1.000 công nhân làm việc theo tiêu chí “ba tiêu chí” , khi tăng thêm sẽ không đủ điều kiện.
Nhiều công ty sản xuất mặt hàng thực phẩm, hàng xuất khẩu lo ngại nếu đóng cửa nhà máy sẽ làm đứt gãy chuỗi cung ứng trong nước và toàn cầu. Do vậy, các DN kiến nghị cơ quan chức năng cần đưa ra các điều kiện cũng như lộ trình hợp lý để các DN có thời gian thực hiện. Như vậy mới đạt được mục tiêu kép vừa chống dịch vừa đảm bảo sản xuất, tránh đứt gãy chuỗi sản xuất và cung ứng.
Trước tình hình này, DN rất mong chính quyền quan tâm hỗ trợ cho DN được thuê mướn hoặc sử dụng các mặt bằng trong phạm vi quản lý của Nhà nước. Ngoài ra, đặc điểm từng nhà máy hay công ty có ngành nghề khác nhau, cách sử dụng lao động làm việc và giờ giấc rất khác nhau, điều kiện ở khác nhau. Do đó, hiệp hộiCác DN khu công nghiệp TP.HCM (HBA) kiến nghị các quy định cần có sự linh hoạt và ưu tiên cho một số ngành nghề đặc thù quan trọng.
Nguồn: Báo Pháp Luật TP. HCM
Bạn cần tư vấn về vấn đề gì?