GIẢI THỂ VÀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?

Giải thể và phá sản đều là việc chấm dứt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì một lý do nào đó. Tòa án đều có thẩm quyền ra quyết định giả thể, phá sản doanh nghiệp và doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính sau khi có quyết định theo thứ tự ưu tiên theo luật định cũng như các vấn đề liên quan đến tài sản bị cấm. Tuy nhiên thì giải thể và phá sản mang lại hậu quả pháp lý khác nhau.

Đặc điểm Giải thể Phá sản
Người nộp đơn Người đại diện doanh nghiệp Chủ nợ, người lao động, công đoàn, người đại diện theo pháp luật, chủ tịch hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên hợp danh, cổ đông hoặc nhóm cổ đông
Tính chất Thủ tục hành chính Phương  thức thu hồi nợ
Trường hợp Không có quyết định gia hạn khi đã kết thúc thời hạn hoạt động được ghi trong Điều lệ;

Theo nghị quyết, quyết định của các chủ thể có thẩm quyền trong công ty;

Công ty không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp dù không đủ số lượng thành viên tối thiểu trong 06 tháng liên tục;

Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác)

bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc theo quyết định của Tòa án

Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản
Căn cứ Thông qua nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp. Quyết định của Tòa án Đơn xin mở thủ tục phá sản
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Tòa án nhân dân có thẩm quyền (cấp tỉnh/cấp huyện)
Thứ tự thanh toán các khoản nợ Nợ lương, trọ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết; nợ thuế; các khoản nợ khác. Chi phí phá sản; Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;

Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã; Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

Hành vi bị cấm kể từ khi có quyết định Cất giấu, tẩu tán tài sản;

Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;

Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp; Ký kết hợp đồng mới, trừ trường hợp để thực hiện giải thể doanh nghiệp; Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản; Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực; Huy động vốn dưới mọi hình thức.

Cất giấu, tẩu tán, tặng cho tài sản;

Thanh toán khoản nợ không có bảo đảm, trừ khoản nợ không có bảo đảm phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản và trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã;

Từ bỏ quyền đòi nợ;

Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Hậu quả pháp lý Doanh nghiệp hoàn toàn chấm dứt hoạt động Doanh nghiệp bị kiểm soát đặc biệt và có thể hoạt động lại bình thường sau khi thanh toán hết các khoản nợ

PHÁP LUẬT TOÀN DÂN _ TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ
Hotline/zalo: 0909 36 47 49
Địa chỉ trụ sở chính: 47-49 Lam Sơn, P.2, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.
Văn phòng đại diện: 9D6 đường DN3, KDC An Sương, P. Tân Hưng Thuận, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh.
Website: phapluattoandan.com Mail: info@phapluattoandan.com