Có rất nhiều nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng ly hôn với nhau, do cuộc sống xảy ra nhiều vấn đề, mâu thuẫn và bất đồng về quan niệm sống của nhau. Đến khi chung sống với nhau một thời gian mới nhận ra giữa họ có sự khác biệt, làm cho cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp lý do ly hôn là vì một trong hai đã bỏ đi biệt tích từ lâu, không còn liên lạc được nữa. Từ đó tình cảm cũng không còn, thiếu đi sự quan tâm, chăm sóc cho nhau, vì vậy ly hôn với người bỏ đi biệt tích giúp cho người còn lại thoát khỏi tình trạng hôn nhân không hạnh phúc khi không có sự hiện diện, sự sẽ chia từ đối phương. Vậy ly hôn với người bỏ đi biệt tích như thế nào khi không biết về nơi cứ trú hiện tại và không thể liên lạc được với người bỏ đi biệt tích.
Theo quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, các trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:
- Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm hôn nhân lầm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được.
- Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
- Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Theo quy định tại Điều 68 Bộ Luật dân sự 2015: “Khi một người mất tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.”
Thời hạn 02 năm ở trên được tính từ ngày được tin cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.
Thủ tục yêu cầu tuyên bố một người mất tích theo quy định của pháp luật cần cung cấp những tài liệu, chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã mất tích 02 năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết và chứng minh cho việc người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm. Trong trường hợp trước đó đã có quyết định của Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú thì phải có bản sao quyết định đó. (Điều 387 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).
Sau khi hoàn tất được thủ tục yêu cầu tuyên bố một người mất tích và được Tòa án tuyên bố người đó mất tích, vợ hoặc chồng của người được Tòa tuyên bố mất tích thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương và nộp kèm Tuyên bố mất tích của người đó để Tòa làm căn cứ giải quyết vụ án ly hôn.
PHÁP LUẬT TOÀN DÂN _ TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ
Hotline/zalo: 0909 36 47 49
Địa chỉ trụ sở chính: 47-49 Lam Sơn, P.2, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.
Văn phòng đại diện: 9D6 đường DN3, KDC An Sương, P. Tân Hưng Thuận, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh.
Website: phapluattoandan.com
Mail: info@phapluattoandan.com
Bạn cần tư vấn về vấn đề gì?