PHÂN BIỆT ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG VÀ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Doanh nghiệp ở nước ta hiện nay được thành lập theo nhiều loại hình khác nhau như doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần… Trong đó, công ty cổ phần được xem là loại hình công ty khá phức tạp vì số lượng cổ đông trong một công ty không bị giới hạn. Chính vì thế, để vận hành và hoạt động, công ty cổ phần phải hoạt động theo cơ cấu tổ chức chặt chẽ và đúng với quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 137 Luật Doanh nghiệp 2020, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác, công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo hai mô hình sau:

“a) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cố phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;

  1. b) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban Kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành.”

Từ đó có thể thấy được với cơ cấu tổ chức nào thì Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị đều giữ vai trò quan trọng trong công ty cổ phần. Tuy nhiên, Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị có chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Để tránh trường hợp sai thẩm quyền trong việc ban hành các quyết định hay giao dịch, giao kết hợp đồng với đối tác hoặc khách hàng, cần hiểu rõ và phân biệt quyền hạn giữa Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông.

Theo quy định tại Chương V Luật Doanh nghiệp 2020, Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị của công ty cổ phần được phân biệt như sau:

  Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị
Định nghĩa Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân dân công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông.

–        Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đứng đầu.

Thành viên Tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết –        Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra

–        Có 03 đến 11 thành viên

–        Thành viên HĐQT phải có các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 155 Luật Doanh Nghiệp 2020.

Thẩm quyền
Xây dựng chiến lược phát triển công ty –        Thông qua định hướng phát triển công ty; –        Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;

–        Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của pháp luật;

–        Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;

Mua bán cổ phần –        Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán;

–        Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán mỗi loại

 

–        Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;

–        Quyết định bán cổ phần chưa bán trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác;

–        Quyết định giá bán cổ phần và trái phiếu của công ty;

–        Quyết định mua lại không quá 10% tổng số cổ phần của từng loại đã bán trong thời hạn 12 tháng. Trường hợp khác, việc mua lại cổ phần do Đại hội đồng cổ đông quyết định;

–        Quyết định giá mua lại cổ phần. Đối với cổ phần phổ thông, giá mua lại không được cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua lại, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 133 Luật Doanh nghiệp 2020. Đối với cổ phần loại khác, nếu Điều lệ công ty không quy định hoặc công ty và cổ đông có liên quan không có thỏa thuận khác thì giá mua lại không được thấp hơn giá thị trường;

Cổ tức –        Quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần; –        Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh;
Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm –        Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên;

 

–        Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký kết hợp đồng chấp dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; quyết định tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông ở công ty khác, quyết định mức thù lao và quyền lợi của những người đó;

 

Điều lệ –        Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;  
Giao kết hợp đồng –        Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác;

–        Chấp thuận các hợp đồng và giao dịch có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính, gần nhất hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty giữa công ty với các đối sau đây:

+ Cổ đông, người đại diện ủy quyền của cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông của công ty và những người có liên quan của họ.

+ Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người có liên quan của họ.

 

–        Thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng, giao dịch khác có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ của công ty có quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác và hợp đồng, giao dịch thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông;

–        Chấp thuận các hợp đồng và giao dịch có giá trị nhỏ hơn 35% tổng giá trị tài sản doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính, gần nhất hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty giữa công ty với các đối sau đây:

+ Cổ đông, người đại diện ủy quyền của cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông của công ty và những người có liên quan của họ.

+ Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người có liên quan của họ.

Họp đại hội cổ đông –        Dự họp Đại hội đồng cổ đông.

–        Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông được lập dựa trên sổ đăng ký cổ đông của công ty.

–        Đại hội đồng cổ đông họp thường niên mỗi năm một lần. Ngoài cuộc họp thường niên, có thể có những cuộc họp bất thường.

–        Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết;

 

Báo cáo tài chính –        Thông qua báo cáo tài chính hằng năm. –        Trình bày báo cáo tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông;
Giám sát, chỉ đạo –        Xem xét, xử lý vi phạm của thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty; –        Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty;
Quản trị nội bộ –        Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty;

–        Quyết định ngân sách hoặc tổng mức thù lao, thưởng hoặc lợi ích khác của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;

–        Phê duyệt quy chế quản trị nội bộ; quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;

–        Phê duyệt danh sách công ty kiểm toán độc lập; quyết định công ty kiểm toán độc lập khi xét thấy cần thiết;

–        Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty, quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn mua cổ phân của doanh nghiệp khác;

–        Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể công ty, yêu cầu phá sản công ty;

 

Quyền và nghĩa vụ khác Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty.

 

0 0 votes
Article Rating