CÓ NHẤT THIẾT PHẢI GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI BẰNG CÁCH KHỞI KIỆN?

Nhiều người luôn nghĩ rằng những tranh chấp về đất đai chỉ có thể giải quyết bằng việc khởi tại tòa án. Trên thực tế còn có nhiều các khác để giải quyết tranh chấp. Người dân có thể lựa chọn cách thức phù hợp nhằm giải quyết vụ việc tranh chấp của mình một cách hiệu quả.

1. Hòa giải tranh chấp đất đai

Được quy định tại khoản 1, 2 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013, khi có tranh chấp đất đai xảy ra, Nhà nước luôn khuyến khích các bên trong tranh chấp đất đai tự hòa giải. Đây là việc hòa giải không bắt buộc thông qua hòa giải ở cơ sở, được các hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ để các bên thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau tại thôn, làng,…

Các bên trong tranh chấp không thể hòa giải được ở cơ sở, thì gửi đơn đến UBND cấp xã (phường, thị trấn) nơi có đất để hòa giải. Hòa giải ở UBND cấp xã là bắt buộc, nếu không hòa giải thì sẽ không đủ điều kiện để nộp đơn khởi kiện tại Tòa án cũng như không đủ điều kiện để gửi đơn yêu cầu đến UBND cấp có thẩm quyền cao hơn. Đây như là bước tiền đề đối với những tranh chấp không thể tự hòa giải mà cần đến cơ quan có thẩm quyền. Có một điều cần lưu ý là khi hòa giải tại UBND cấp xã có kết quả là hòa giải thành nhưng các bên không bắt buộc phải thực hiện, nghĩa là tại thời điểm lập biên bản hòa giải thành thì kết thúc tranh chấp nhưng sau đó có thể đổi ý.

2. Đề nghị UBND cấp có thẩm quyền giải quyết

Không phải mọi cá nhân, hộ gia đình, tổ chức đều có thể nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đến UBND cấp huyện hặc cấp tỉnh, mà chỉ những đương sự khi có tranh chấp xảy ra mà không có Giấy chứng nhận (Sổ hồng, Sổ đỏ) hoặc không có những giấy tờ xác minh khác theo quy định của pháp luật về quyền sử dụng đất (Khỏan 2 Điều 203 Luật Đất đai). Đương nhiên khi các bên tranh chấp đất đai có Giấy chứng nhận thì chỉ được khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp.

  • Tranh chấp giữa những cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương).
  • Tranh chấp đất đai mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết.

So với việc hòa giải tại UBND cấp xã thì khi hòa giải ở UBND cấp huyện hay cấp tỉnh, thì quyết định giải quyết vẫn được bảo đảm thực hiện. Thời gian giải quyết tranh chấp đất đai nhanh hơn so với việc giải quyết tại Tòa án. Tuy nhiên, việc giải quyết tranh chấp tại UBND sẽ không mang tính “chuyên nghiệp” như khi giải quyết tại Tòa án vì sẽ không có hoạt động tranh tụng của Luật sư.

 

PHÁP LUẬT TOÀN DÂN _ TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ
Hotline/zalo: 0909 36 47 49
Địa chỉ trụ sở chính: 47-49 Lam Sơn, P.2, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.
Văn phòng đại diện: 9D6 đường DN3, KDC An Sương, P. Tân Hưng Thuận, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh.
Website: phapluattoandan.com
Mail: info@phapluattoandan.com

0 0 votes
Article Rating